[AM101] Publishers là gì? Cách khai thác thông tin và phân loại Publishers dành cho doanh nghiệp

[AM101] Publishers là gì? Cách khai thác thông tin và phân loại Publishers dành cho doanh nghiệp

21/10/2024

Sau khi doanh nghiệp đã tiếp cận được các Publishers, bước tiếp theo chính là khai thác thông tin một cách hiệu quả để hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và tiềm năng của họ. Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp phân loại Publishers một cách chính xác mà còn tối ưu hóa nguồn lực, từ nhân sự đến thời gian hỗ trợ, để đạt hiệu quả tối đa trong hợp tác. Trong bài viết này, Growstack sẽ cùng bạn tìm hiểu Publishers là gì và cách khai thác thông tin, phân loại Publishers dành cho doanh nghiệp.

Publishers là gì?

publisher là gì

Trong marketing, Publisher được hiểu là những cá nhân, đơn vị phát triển và phân phối nội dung cho một tập đối tượng người dùng Internet. Họ chủ yếu sử dụng các kênh truyền thông chính là website, blog, mạng xã hội hay app. 

Publisher sẽ đảm nhiệm vai trò khai thác và cung cấp các nội dung quảng bá của doanh nghiệp như Advertiser đến người tiêu dùng (End-user). Hay hiểu đơn giản, họ là trung gian giữa doanh nghiệp và khách hàng, cung cấp traffic cho website và giúp tăng hiệu quả chiến dịch quảng cáo của Advertiser. 

Cách phân loại Publishers dành cho doanh nghiệp

Một câu hỏi sàng lọc đơn giản như: “Anh chị đã có kinh nghiệm bao lâu trong việc triển khai Affiliate Marketing?” có thể giúp doanh nghiệp phân loại Publishers thành hai nhóm chính: 

  • Newbie: Những người chưa có kinh nghiệm. 

  • Expert: Những người đã có kinh nghiệm trong ngành. 

Khai thác thông tin hiệu quả với nhóm Newbie

phân loại publisher newbie

Hiểu rõ đặc điểm của nhóm Newbie 

Nhóm Newbie thường là những cá nhân mới bắt đầu tìm hiểu và tham gia lĩnh vực Affiliate Marketing. Họ có thể trả lời rằng: “Đây là lần đầu tiên tôi tìm hiểu” hoặc “Tôi chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này”. Vì vậy, nhóm này thường cần nhiều sự hỗ trợ từ doanh nghiệp để: 

  • Hiểu rõ các khái niệm cơ bản về Affiliate Marketing. 

  • Biết cách đăng ký tham gia chương trình. 

  • Nắm được các thao tác cơ bản như lấy link affiliate, quản lý đơn hàng, và xử lý các tình huống phát sinh (ví dụ: link bị chặn). 

Chiến lược hỗ trợ và onboarding Newbie 

Để tiết kiệm thời gian và đảm bảo tính nhất quán trong việc hướng dẫn nhóm Newbie, doanh nghiệp có thể triển khai các giải pháp sau: 

  • Xây dựng tài liệu và video hướng dẫn cơ bản: 

  • Giải thích Affiliate Marketing là gì. 

  • Hướng dẫn quy trình đăng ký và kích hoạt tài khoản. 

  • Cách sử dụng nền tảng quản lý, lấy link affiliate, và theo dõi hoa hồng. 

  • Các phương án xử lý sự cố phổ biến.

  • Một clip hướng dẫn ngắn gọn và trực quan không chỉ giúp giải đáp nhanh các câu hỏi thường gặp mà còn tăng tính chuyên nghiệp và hiệu quả của quy trình onboarding. 

Tổ chức các buổi training trực tuyến: 

Đây là cơ hội để giải đáp các thắc mắc chi tiết hơn, đồng thời xây dựng mối quan hệ gần gũi với nhóm Newbie. Doanh nghiệp có thể sử dụng các nền tảng như Zoom, Google Meet để tổ chức các buổi hỏi đáp hoặc hướng dẫn cụ thể. 

  • Cung cấp tài nguyên tham khảo

  • Tài liệu PDF, checklist, và các case study cơ bản giúp nhóm Newbie nhanh chóng làm quen và bắt đầu triển khai. 

Các câu hỏi sàng lọc nhóm Newbie 

Để hiểu rõ hơn về đặc điểm của nhóm này, doanh nghiệp có thể sử dụng một số câu hỏi như: 

  1. “Công việc chính của anh/chị là gì?” 

Mục tiêu: Xác định mức độ ưu tiên và thời gian mà họ có thể dành cho việc triển khai Affiliate Marketing. 

  1. “Anh/chị có công cụ (điện thoại/máy tính) đủ để đáp ứng công việc không?” 

Mục tiêu: Đảm bảo họ có đủ điều kiện kỹ thuật để tham gia. 

  1. “Anh/chị đã tiếp xúc với nền tảng mạng xã hội, công nghệ bao lâu rồi?” 

Mục tiêu: Đánh giá khả năng sử dụng các công cụ trực tuyến và sự quen thuộc với môi trường kỹ thuật số. 

  1. “Anh/chị đã từng xây dựng kênh hoặc sở hữu hội nhóm, fanpage nào chưa?” 

Mục tiêu: Xác định khả năng sở hữu tệp traffic sẵn có, giúp họ có lợi thế khi triển khai Affiliate. 

Dựa trên thông tin thu thập được, người quản lý Publishers có thể: 

1. Đưa ra các gợi ý phù hợp với thế mạnh của từng người: 

Ví dụ: Một Publisher có kinh nghiệm xây dựng fanpage có thể được hướng dẫn cách tận dụng tệp khách hàng cũ để triển khai chiến dịch. 

2. Phân nhóm hỗ trợ: 

Nhóm cần hỗ trợ nhiều hơn (người mới hoàn toàn). 

Nhóm có thể tự học và thực hành cơ bản. 

3. Theo dõi và tương tác định kỳ: 

Doanh nghiệp nên thường xuyên kiểm tra tiến độ, hỗ trợ khi cần thiết, và ghi nhận những nỗ lực của nhóm này. Sự quan tâm đúng mức sẽ giúp duy trì động lực của họ. 

Sau cùng, vấn đề vẫn là ở bản thân Publishers, nếu họ tương tác nhiều và thật sự làm việc (dù có thể chưa có kết quả) thì đây chính là tệp Publishers tiềm năng. Doanh nghiệp hãy tập trung vào tệp Publishers này để hợp tác, nuôi dưỡng họ. 

Với nhóm người đã có kinh nghiệm - Expert

phân loại nhóm publisher expert

Thấu hiểu đặc điểm của nhóm Expert

Với nhóm expert - họ là những người đã có kinh nghiệm trong mảng này. Do vậy, câu trả lời của họ sẽ là “Tôi đã có kinh nghiệm rồi/ Tôi từng làm rồi”. 

Như vậy, họ bản thân đã là một Publishers vô cùng tiềm năng và rất cần sự tập trung của Doanh nghiệp vào tệp Publishers này. Phần lớn doanh số của chương trình Affiliate sẽ đến từ tệp Publishers này. Họ thường không có quá nhiều câu hỏi cơ bản về chiến dịch, phần lớn sẽ hỏi liên quan đến chính sách thanh toán, traffic được chấp nhận và thời gian lên đơn hàng. Ngoài ra, đối với một số Publishers có các website, trang web thì sẽ hỏi liên quan đến API, Postback hệ thống. 

Phân loại tệp Publishers Expert

Nguồn traffic của anh chị? → Để biết được họ đang có kinh nghiệm gì? Đó là xây kênh free traffic, có hội nhóm, paid traffic (Cần biết được họ chạy chủ yếu trên Facebook, Google, hay Tiktok,..), Cộng tác viên,.. 

Các chiến dịch anh/chị từng triển khai? → Để biết họ là người nhiều kinh nghiệm đến đâu, cũng để xác định lĩnh vực họ đang mạnh nhất 

Hiện tại anh/chị đang làm cá nhân hay có đội nhóm hay không? →  Nếu họ có đội nhóm đằng sau, khả năng đây là Publishers team và có chuyên môn cao. 

Anh/chị sẽ muốn hợp tác cá nhân hay ký hợp đồng công ty, hộ kinh doanh? → Thuận lợi cho việc thanh toán sau này, nhiều Publishers họ muốn tối ưu chi phí thuế nên có thành lập công ty, hộ kinh doanh và ký hợp đồng hợp tác. 

Nếu là KOC/KOL →  Cần lên quy trình làm việc rõ ràng, có trách nghiệm và ký hợp đồng. 

Phong cách trong nội dung của họ thế nào? → Để xác định họ và traffic của họ có phù hợp với chân dung khách hàng tiềm năng của Doanh nghiệp hay không. 

Mục tiêu của việc phân loại tệp Publishers

Việc phân loại Publishers sẽ giúp Doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và dễ dàng trong việc quản lý. Qua một thời gian nhất định, các Publishers đã có doanh số rồi thì có thể phân loại dựa vào Doanh thu đạt được (tier 1, tier 2, tier 3,..). 

Affiliate là mô hình trả hoa hồng dựa trên lượt chuyển đổi, nên Publishers đem lại doanh số cao tức là đang góp phần lớn vào quá trình tăng trưởng. Hãy dành thời gian chăm sóc và gắn kết các Top Publishers đem lại chuyển đổi cao nhất.  

Kết luận

Có thể nói, Publisher mang đến nguồn doanh thu bền vững dành cho doanh nghiệp. Việc phân loại publishers phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp chăm sóc được tệp này tốt hơn, tạo ra nhiều nguồn thu hơn trong tương lai. 

Đừng quên theo Growstack thường xuyên để cập nhật những thông tin Partnership Marketing mới nhất nhé. 

Growstack cung cấp giải pháp SaaS hàng đầu giúp các doanh nghiệp quản lý và tối ưu kênh Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) của mình một cách hiệu quả nhằm gia tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn đang mong muốn triển khai một kênh tiếp thị liên kết cho riêng mình mà chưa biết bắt đầu từ đâu và triển khai như thế nào thì Growstack sẽ giúp bạn làm điều đó. Liên hệ với Growstack để tìm kiếm giải pháp Affiliate Marketing cho sản phẩm của mình. 

 

Liên hệ đội ngũ chuyên gia Growstack

 

Đọc thêm:

[AM101] Affiliate Marketing là gì? Những điều cơ bản để bắt đầu

Partnership Marketing là gì? Lợi ích và cách thức hoạt động của Partnership Marketing

Giải pháp tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp nhờ Affiliate Marketing

Tư vấn Chiến lược Affiliate Marketing: Cách nào để tăng doanh thu hiệu quả?

 

 

Bài viết mới nhất

KPI là gì? Những chỉ số KPI Affiliate Marketing bạn cần chú ý

20/12/2024

KPI là gì? Những chỉ số KPI Affiliate Marketing bạn cần chú ý

B2B là gì? Cách để bắt đầu một chương trình B2B Partnership

19/12/2024

B2B là gì? Cách để bắt đầu một chương trình B2B Partnership

Tăng trưởng traffic website TMĐT cho doanh nghiệp với chiến lược Affiliate Marketing

18/12/2024

Tăng trưởng traffic website TMĐT cho doanh nghiệp với chiến lược Affiliate Marketing

[Free webinar] Thương mại điện tử 2025 - Giải pháp tăng trưởng toàn diện cho doanh nghiệp Việt

17/12/2024

[Free webinar] Thương mại điện tử 2025 - Giải pháp tăng trưởng toàn diện cho doanh nghiệp Việt

2024 Wrapped: 40+ thống kê nổi bật về Affiliate Marketing

16/12/2024

2024 Wrapped: 40+ thống kê nổi bật về Affiliate Marketing

SaaS là gì? Cách xây dựng chương trình SaaS dành cho đối tác hiệu quả

16/12/2024

SaaS là gì? Cách xây dựng chương trình SaaS dành cho đối tác hiệu quả

[AM101] 6 cách thu hút và tìm kiếm Publisher cho mạng lưới Affiliate Marketing

13/12/2024

[AM101] 6 cách thu hút và tìm kiếm Publisher cho mạng lưới Affiliate Marketing

Tổng hợp 9+ mẫu kế hoạch Marketing mới nhất dành cho doanh nghiệp

13/12/2024

Tổng hợp 9+ mẫu kế hoạch Marketing mới nhất dành cho doanh nghiệp