[AM101] Affiliate Marketing là gì? Những điều cơ bản để bắt đầu
17/10/2024
Những năm gần đây, Affiliate Marketing đã trở thành một khái niệm quen thuộc và vô cùng phổ biến. Đây là phương thức hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp thị sản phẩm, dịch vụ tăng doanh số bán hàng, tiếp cần đến với nhiều khách hàng tiềm năng và tiết kiệm chi phí marketing. Cùng Growstack tìm hiểu Affiliate Marketing là gì? Những điều cơ bản để bắt đầu trong bài viết dưới đây nhé.
Affiliate Marketing là một mô hình kinh doanh trực tuyến trong đó một doanh nghiệp thanh toán cho các đối tác (Affiliates) một khoản hoa hồng nhất định khi họ đưa khách hàng đến và thực hiện thành công những hành động như mua sắm, đăng ký hay thực hiện một hành động cụ thể nào khác.
Affiliate Marketing là gì?
Chương trình Affiliate Marketing hay còn gọi là tiếp thị liên kết, là hình thức doanh nghiệp sẽ hợp tác với các Publishers (người quảng cáo), bằng cách trả 1 phần Hoa hồng để thúc đẩy họ quảng cáo cho sản phẩm dịch vụ của mình.
Một chương trình Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) sẽ bao gồm các bước: chuẩn bị chính sách hoa hồng, tìm kiếm Publisher và đánh giá hiệu quả. Publisher sẽ quảng cáo cho sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp thông qua 1 đường link - gọi là tracking link, với mỗi lượt ghi nhận hành động thành công qua đường link này thì doanh nghiệp sẽ trả hoa hồng cho các Publisher.
Tiềm năng của hệ thống Affiliate Marketing với doanh nghiệp
Affiliate Marketing không chỉ là một chiến lược, mà nó còn là cơ hội mở ra sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp của bạn. Đây là cách doanh nghiệp có thể hợp tác với các đối tác chủ chốt (có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp) để tối ưu hóa khả năng quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình.
Tại sao doanh nghiệp nên triển khai chương trình tiếp thị liên kết
Mạng lưới đối tác Publishers rộng lớn
Với chương trình tiếp thị liên kết, doanh nghiệp sẽ hợp tác với các Publishers. Họ là người có đa dạng nguồn tiếp cận khách hàng như: Kênh mạng xã hội, quảng cáo paid traffic, youtube, cộng tác viên, … Mỗi Publisher sẽ có mạng lưới khách hàng khác nhau, từ đó gia tăng hiệu quả tiếp cận đến khách hàng trong khi doanh nghiệp không cần xây dựng lại mạng lưới này từ đầu
Gia tăng niềm tin của khách hàng vào nhãn hiệu
Các Publishers, đặc biệt là người có tầm ảnh hưởng thường có sự tín nhiệm cao từ cộng đồng của họ. Khi họ giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, khách hàng tiềm năng có xu hướng tin tưởng và quan tâm hơn, giúp tăng khả năng chuyển đổi.
Tối ưu chi phí cho doanh nghiệp, giảm rủi ro tài chính
Affiliate marketing thường dựa trên mô hình trả tiền theo hiệu quả (performance-based), nghĩa là doanh nghiệp chỉ trả tiền hoa hồng khi có đơn hàng hoặc hành động cụ thể (như đăng ký, điền form) từ khách hàng. Điều này giúp tối ưu hóa chi phí quảng cáo và đảm bảo rằng doanh nghiệp chỉ chi tiêu khi đạt được kết quả mong muốn
Quảng bá thương hiệu đa kênh
Mỗi Publisher sẽ có cách thức quảng bá khác nhau, trên nhiều nền tảng như blog, email, mạng xã hội (facebook, instagram, threads, …), ứng dụng trò chuyện (zalo, telegram,..), google, bing, cốc cốc,..Thậm chí là qua truyền miệng. Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng qua nhiều kênh, tăng cường hiển thị và thu hút
Khả năng linh hoạt cao
Doanh nghiệp có thể linh hoạt trong việc tạo ra chương trình affiliate để phù hợp với mục tiêu kinh doanh cụ thể. Doanh nghiệp có thể thử nghiệm nhiều chính sách, chiến lược khác nhau và điều chỉnh dựa trên phản hồi và kết quả của chiến dịch.
Các bước để bắt đầu chiến dịch Affiliate Marketing
Bước 1: Xác định mục tiêu của chương trình affiliate
Như tất cả mọi chiến dịch marketing, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu của chương trình tiếp thị liên kết.
Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định tệp khách hàng muốn tiếp cận bằng cách vẽ bức tranh chân dung tệp khách hàng tiềm năng. Từ đó xác định tệp Publisher phù hợp với mục tiêu này.
Tiếp theo, doanh nghiệp cần xây dựng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả của chương trình và chiến dịch (KPIs). Bộ KPIs này cần được phác thảo dựa trên các tiêu chí SMART: cụ thể (specific), đo lường được (measurable), đạt được (achievable), liên quan (relevant) và có thời hạn (time-bound)
Bước 2: Lên chính sách cho chương trình affiliate
Chính sách là một bước quan trọng trong việc thu hút publisher. Một chính sách tối ưu và đủ hấp dẫn sẽ khuyến khích và tạo động lực cho các Publisher chạy chiến dịch. Để lên được một chính sách tiềm năng, doanh nghiệp cần đánh giá các yếu tố sau
- Thứ nhất, tìm hiểu các chính sách hiện tại của đối thủ
Trước khi lên một chính sách cụ thể, doanh nghiệp cần nắm rõ thông tin các đối thủ trực tiếp và các chương trình hiện có. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được vị trí của mình và có góc nhìn khách quan để lên một chiến dịch đủ cạnh tranh và hấp dẫn, bằng cách:
Xác định từ 3-5 đối thủ trực tiếp trong ngành mà họ đang chạy chương trình Tiếp thị liên kết
Xác định nội dung chính sách chiến dịch của họ, bao gồm các thông tin như: Mục tiêu của chiến dịch (CPA, CPL, CPQL,..); Cấu trúc hoa hồng; Chính sách thanh toán; Nội quy chiến dịch.
Xác định đối thủ đang hợp tác với các Publishers mô hình nào: Họ tự đào tạo Publishers, triển khai chương trình Referrals, hợp tác với Network hay thông qua booking,...
Xác định luồng vận hành chiến dịch của đối thủ: Publishers khi hợp tác với đối thủ sẽ trải qua cuộc hành trình thế nào, đơn hàng sẽ thông báo qua trạng thái nào, liệu Publishers có hài lòng với chương trình của đối thủ không,...
- Thứ hai, lên chính sách chương trình affiliate cho doanh nghiệp
Sau khi có cái nhìn toàn cảnh về thị trường hiện có thì cũng là lúc doanh nghiệp cần lên chính sách, bao gồm cả chính sách chung của toàn bộ các chương trình affiliate, và chính sách của từng chiến dịch cụ thể
Một vài bước mà doanh nghiệp sẽ cần thực hiện như:
1. Xác định nội dung chính sách chung thống nhất:
Chính sách thanh toán: thanh toán theo khoảng thời gian nào, ngày bao nhiêu, số tiền tối thiểu để thanh toán.
Hợp đồng dịch vụ hợp tác với Publishers
Chính sách chống gian lận
2. Xác định các chiến dịch cụ thể
Doanh nghiệp sẽ thực hiện chương trình affiliate cho bao nhiêu sản phẩm, nội dung mô tả chiến dịch là gì, các tài liệu công khai (giấy phép công bố sản phẩm, giấy cho phép quảng cáo, hình ảnh Marketing,..) và mục tiêu của chiến dịch (CPL, CPA,...) Ở đây doanh nghiệp nên trả tiền theo lượt chuyển đổi dạng CPA, CPL, CPS,... và không nên trả tiền theo CPC vì khả năng gian lận khá cao, chưa đủ ra nhiều chuyển đổi.
3. Xác định mức hoa hồng cho từng chiến dịch
Doanh nghiệp có thể đa dạng hóa mức hoa hồng cho các chiến dịch khác nhau. Có thể trả theo số tiền cụ thể, hoặc theo phần trăm đơn hàng. Doanh nghiệp cũng cần xác định hình thức thanh toán bằng tiền hay điểm thưởng, quà tặng,...
4. Xác định các vấn đề khác trong quá trình triển khai affiliate
Ngoài việc xác định mức hoa hồng và các nội dung cơ bản nền tảng, doanh nghiệp nên chuẩn bị các bộ câu hỏi thường gặp của Publishers và kịch bản trao đổi; nền tảng trao đổi với Publishers; quy trình làm việc nội bộ nhân sự của doanh nghiệp;...
Bước 3: Kiểm tra hệ thống chương trình affiliate
Sau khi chuẩn bị xong toàn bộ hệ thống, cấu trúc của chiến dịch cũng là lúc doanh nghiệp cần kiểm tra. Doanh nghiệp có thể tự tạo tài khoản là Publishers và theo chân các bước trên hành trình để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, trạng thái đơn ghi nhận theo như mong muốn, cũng như tập huấn nội bộ các phòng ban trong doanh nghiệp để đảm bảo khi đi vào hoạt động sẽ hạn chế tối đa việc gặp lỗi, gây ảnh hưởng trực tiếp đến Publishers và doanh thu.
Bước 4: Tìm kiếm và hợp tác với các Publishers
Doanh nghiệp cần xác định được tệp Publishers phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Đó có thể là người có tầm ảnh hưởng (KOL, KOC) hoặc là các bloggers, trang web, trang báo chí, công ty khác, .. mà đã có cộng đồng riêng, được khách hàng tin tưởng và theo dõi các nội dung chất lượng. Doanh nghiệp có thể chủ động gửi thư mời hợp tác với các Publishers tiềm năng này. Ngoài việc chủ động tìm kiếm, doanh nghiệp có thể thu hút Publishes bằng cách đặt các nội dung hợp tác ở trên trang chủ, đăng bài trên nền tảng social media, chạy quảng cáo chiêu mộ….
Đọc thêm: Publisher là gì? Công việc của Publisher là làm gì?
Bước 5: Phân loại, đào tạo, giữ chân Publishers
Sau khi tìm kiếm, doanh nghiệp cần phân loại Publishers thành các nhóm khác nhau, ví dụ: nhóm đã có kinh nghiệm, nhóm chưa có kinh nghiệm; nhóm Publishers cá nhân, nhóm Publishers doanh nghiệp; nhóm Publishers chạy paid traffic, nhóm Publishers chạy free traffic,...
Từ đó, lên các kế hoạch và nội dung đào tạo, nâng cao chất lượng của Publishers.
Sau cùng, cũng là điều quan trọng nhất là việc giữ chân Publishers: doanh nghiệp có thể cân nhắc khuyến khích, tạo động lực cho Publishers bằng cách tạo phần thưởng, thay đổi chính sách thanh toán, tổ chức các buổi workshop gắn kết tinh thần,..
Bước 6: Đánh giá chương trình affiliate
Để đo lường hiệu quả, doanh nghiệp cần nhìn vào bộ chỉ số Kpis. Hãy xác định xem liệu chương trình có đạt được hiệu quả về mặt doanh thu, chi phí chuyển đổi, số lượng chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi, giá trị đơn hàng trung bình,... Ngoài ra, việc đánh giá chất lượng Publisher cũng rất quan trọng, hãy giữ tương tác và theo dõi Publishers thường xuyên, đặc biệt là các chỉ số lượt click, EPC, conversion rate,..
Kết luận
Vậy là qua 6 bước cơ bản trên, doanh nghiệp đã có góc nhìn tổng quan về Tiếp thị liên kết và cách thức triển khai. Tóm lại, điều đầu tiên là cần phân tích đổi thủ, sau đó mới xây dựng chính sách riêng cho doanh nghiệp để phù hợp với thị trường và có mức hoa hồng cạnh tranh. Việc quan trọng trong quá trình làm Tiếp thị liên kết hiệu quả đó chính là Tuyển dụng các đối tác, publishers tiềm năng để đạt được mục đích cuối cùng là gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Growstack là thành viên thứ 2 trong hệ sinh thái công nghệ Marketing của Mosaic, là công ty công nghệ cung cấp giải pháp SaaS hàng đầu giúp các doanh nghiệp quản lý và tối ưu kênh Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) của mình một cách hiệu quả nhằm gia tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn đang mong muốn triển khai một kênh tiếp thị liên kết cho riêng mình mà chưa biết bắt đầu từ đâu và triển khai như thế nào thì Growstack sẽ giúp bạn làm điều đó. Liên hệ với Growstack để tìm kiếm giải pháp Affiliate Marketing cho sản phẩm của mình
Đọc thêm:
Tư vấn Chiến lược Affiliate Marketing: Cách nào để tăng doanh thu hiệu quả?
Giải pháp tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp nhờ Affiliate Marketing
5+ lợi ích của Affiliate Marketing đem lại cho doanh nghiệp của bạn