Dự báo quy mô thị trường Thương mại Điện tử thời trang tại Việt Nam trong năm 2028
12/11/2024
Thương mại điện tử đang là xu thế phát triển bền vững trong việc đa dạng hóa các kênh bán hàng trong tương lai. Thương mại điện tử đã làm thay đổi rất lớn việc kinh doanh của doanh nghiệp và thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Thương mại điện tử đã bùng nổ trong giai đoạn 2020 - 2021 và dự báo quy mô thị trường sẽ đạt 3,432.1 triệu USD vào năm 2028.
Bối cảnh thị trường
Thị trường thương mại điện tử thời trang tại Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, dự kiến sẽ chạm mốc 3,432.1 triệu USD vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 8,9% từ 2024 đến 2028. Phân khúc này thuộc về thị trường Thương mại điện tử Thời trang tổng thể, bao gồm cả giày dép và túi xách & phụ kiện. Dự kiến, thị trường thời trang trực tuyến nói chung sẽ đạt 6,484.6 triệu USD vào năm 2028, với CAGR là 8,8% trong cùng giai đoạn. Riêng ngành thời trang chiếm 52,8% tổng doanh thu của Thương mại điện tử thời trang trong năm 2024 – minh chứng cho sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực này tại Việt Nam.
Sự chuyển dịch từ mua sắm truyền thống sang mua sắm online
Xu hướng tăng trưởng nhanh chóng này phản ánh sự dịch chuyển đáng kể từ mua sắm truyền thống sang trực tuyến, nhờ những yếu tố then chốt sau:
-
Bùng nổ internet và điện thoại thông minh: Năm 2023, Việt Nam có đến 77,93 triệu người dùng internet với tỷ lệ thâm nhập internet đạt 79,1%. Đồng thời, 97% người trưởng thành sở hữu điện thoại thông minh, tạo điều kiện thuận lợi cho mua sắm trực tuyến và đẩy mạnh thương mại điện tử.
-
Thay đổi thói quen tiêu dùng: Người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ, ngày càng ưa chuộng mua sắm trực tuyến nhờ vào tính tiện lợi, đa dạng sản phẩm và giá cả cạnh tranh.
-
Sự nổi lên của các nền tảng thương mại điện tử mới: Các nền tảng như Shopee, Lazada, Tiki, và TikTok Shop không chỉ gia tăng cạnh tranh mà còn thúc đẩy đổi mới trải nghiệm mua sắm qua các xu hướng như shoppertainment (kết hợp mua sắm và giải trí).
-
Phát triển thương hiệu nội địa: Người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng ưa chuộng các thương hiệu trong nước, và các doanh nghiệp nội địa đang tận dụng thương mại điện tử để mở rộng thị phần, cạnh tranh cùng các thương hiệu quốc tế.
Người tiêu dùng Việt ưu tiên các sản phẩm ở phân khúc giá trung bình từ 200.000 - 350.000đ
Theo báo cáo về các sàn thương mại điện tử của Metric (quý 3/2023), ba ngành hàng đứng đầu về doanh thu trên các sàn thương mại điện tử là làm đẹp, nhà cửa – đời sống và thời trang nữ.
Những ngành hàng này có tính cạnh tranh cao do tốc độ tiêu dùng nhanh, khả năng lưu kho, vận chuyển dễ dàng, nên có khả năng sẽ tiếp tục là những nhóm ngành đạt doanh thu cao nhất trên các sàn thương mại điện tử trong năm nay.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam vẫn ưu tiên mua sắm trên sàn bán lẻ trực tuyến với các sản phẩm ở phân khúc giá trung bình từ 200.000đ - 350.000. Theo sau đó là 100.000đ - 150.000đ và 150.000đ - 200.000đ. Nhìn chung, khách hàng Việt Nam thường sẵn sàng chi tiền cho những sản phẩm ở phân khúc trung bình vì phù hợp với số đông thu nhập hiện nay.
Thách thức của Thương mại điện tử ngành Thời trang
Bất kể sự tăng trưởng nào cũng kèm theo đó là những thách thức:
Cạnh tranh ngày càng khốc liệt: Sự gia tăng số lượng doanh nghiệp khiến thị trường trở nên sôi động hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải phát triển chiến lược tiếp thị và phân biệt thương hiệu một cách hiệu quả.
Nhạy cảm về giá: Người tiêu dùng Việt có xu hướng nhạy cảm về giá, tạo áp lực cho các doanh nghiệp trong việc định giá khi phải đối mặt với các nền tảng giá rẻ như SHEIN và TEMU.
Thách thức trong logistics: Đảm bảo khâu vận chuyển mượt mà là điều tối quan trọng đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử, đặc biệt khi có kế hoạch xây dựng nền tảng bán hàng độc lập.
Webinar: Xây dựng chiến lược khách hàng trung thành trong ngành Thương mại điện tử
Với hàng ngàn doanh nghiệp trực tuyến, việc duy trì lòng trung thành của khách hàng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Những doanh nghiệp thành công sẽ là những doanh nghiệp biết cách tạo dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng thông qua các chiến lược xây dựng lòng trung thành và trải nghiệm khách hàng vượt trội. Trong bối cảnh đó, chiến lược khách hàng trung thành không chỉ giúp tăng doanh thu mà còn trở thành yếu tố sống còn để phát triển bền vững trong thị trường đầy sôi động này.
Doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng nắm bắt bí quyết giữ chân khách hàng hiệu quả, tăng tỷ lệ quay lại và phát triển mối quan hệ bền vững với khách hàng?
Tham gia ngay sự kiện "Xây dựng chiến lược khách hàng trung thành trong ngành Thương mại điện tử" để khám phá:
-
Các chiến lược tối ưu giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng.
-
Công cụ và bí quyết giúp tăng lòng trung thành, thúc đẩy doanh thu.
-
Case study: lắng nghe câu chuyện xây dựng lòng tin từ khách hàng tại Dinos - nền tảng affiliate marketing top đầu tại Việt Nam.
-
Góc nhìn từ các chuyên gia hàng đầu trong ngành, cập nhật xu hướng mới nhất về TMĐT.
Đăng ký tham dự tại đây: https://forms.office.com/r/7DnyRijnWU