[FREE] Phát hành Report “Partnership Marketing toàn diện - Từ tiềm năng đến hiệu quả thực tế”

[FREE] Phát hành Report “Partnership Marketing toàn diện - Từ tiềm năng đến hiệu quả thực tế”

11/11/2024

Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh, chi phí quảng cáo liên tục tăng cao, nhiều doanh nghiệp vẫn đang loay hoay tìm kiếm những kênh bán mới, hiệu quả và bền vững. Có rất nhiều chiến lược marketing được áp dụng, nhưng chỉ một số ít thật sự mang lại giá trị dài hạn cho doanh nghiệp. Và ở đây, partnership marketing đang nổi lên như một giải pháp đáng chú ý.

Chính vì vậy, Growstack phát hành report FREE “Partnership Marketing toàn diện - Từ tiềm năng đến hiệu quả thực tế” không chỉ đào sâu những kiến thức Partnership Marketing mà còn dự báo tiềm năng phát triển của ngành này trong tương lai tại Việt Nam.

Partnership Marketing là gì?

Partnership Marketing là gì

Partnership Marketing hay còn được gọi là hợp tác tiếp thị, là sự hợp tác giữa chiến lược hai bên thường là hai doanh nghiệp hoặc một doanh nghiệp và một nhân vật của công chúng thực hiện quảng cáo các chiến dịch có lợi cho cả đôi bên để cùng nhau đạt được mục tiêu kinh doanh.

Nổi bật trong chiến lược marketing này là Affiliate Marketing, mô hình tiếp thị liên kết, không chỉ tận dụng mối quan hệ đối tác mà còn khuyến khích các đối tác thúc đẩy sản phẩm hoặc dịch vụ của nhau thông qua hệ thống hoa hồng dựa trên hiệu quả. là chiến lược hợp tác giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để cùng tăng cường hiệu quả kinh doanh và tiếp cận thị trường.

Toàn cảnh thị trường Partnership Marketing tại Việt Nam

Partnership Marketing đang đóng một vai trò then chốt trong thị trường kinh tế số Việt Nam. Theo báo cáo của VNEconomy, quy mô thị trường affiliate tại Việt Nam đang bùng nổ, vượt ngưỡng 1.200 tỷ VND vào năm 2023. 

Nghiên cứu cho thấy chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số tại Việt Nam đạt mức 1,28 tỷ USD vào năm ngoái, tăng trưởng 11% so với năm trước đó, partnership marketing dường như đã khẳng định vị thế của mình như một kênh tăng trưởng chiến lược trong bối cảnh các doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí quảng cáo ngày càng tăng cao.

Toàn cảnh thị trường Partnership Marketing tại Việt Nam

Lĩnh vực nào sẽ phù hợp với Partnership Marketing?

Doanh thu thị trường Affiiate (theo ngành)

Thương mại điện tử

Affiliate marketing trong lĩnh vực bán lẻ D2C đang trở thành một chìa khóa chiến lược cho các thương hiệu thời trang online, hay các thương hiệu mỹ phẩm, skincare. Những công ty này không chỉ cần theo dõi hiệu suất trên nhiều kênh như website, ứng dụng di động, mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử mà còn phải quản lý chặt chẽ các influencer - đối tác quảng bá chính. Ví dụ, với việc sử dụng mã giảm giá động, Shopee có thể dễ dàng xác định nguồn khách hàng từ các chiến dịch affiliate, đồng thời tích hợp với nền tảng bán hàng để theo dõi và quản lý đơn hàng một cách hiệu quả.

Với sự linh hoạt trong quản lý chi phí quảng cáo, mô hình affiliate không chỉ tối ưu hóa chuyển đổi mà còn giúp doanh nghiệp cải thiện nhận diện thương hiệu, tăng khả năng giữ chân khách hàng với sản phẩm và dịch vụ tốt.

Tài chính (Ngân hàng truyền thống, Fintech, Cho vay, Bảo hiểm,...)

Trong ngành tài chính, mỗi khách hàng mới đều mang tới những giá trị lâu dài, thì partnership marketing trở thành một công cụ không thể thiếu. Các công ty fintech lớn như Momo hay Zalo Pay không ngừng phát triển các chương trình referral nhằm khuyến khích khách hàng hiện tại giới thiệu thêm người dùng mới. Ví dụ, một chiến dịch giới thiệu khách hàng của Zalo Pay có thể mang lại lượng người dùng tăng đột biến nhờ vào sự kết hợp giữa theo dõi nhiều chạm (multi-touch tracking) và hệ thống attribution phức tạp, đảm bảo tính chính xác và bảo mật cao.

Ngành tài chính có quy mô khổng lồ và có khả năng đầu tư cao vào partnership marketing. Đây là một lĩnh vực rất triển vọng, với tiềm năng tối ưu chi phí marketing mà vẫn đảm bảo hiệu quả ROI.

Dịch vụ giáo dục trực tuyến

Các doanh nghiệp giáo dục trực tuyến như Kyna và Unica nhận thấy rằng affiliate marketing là cách tốt nhất để thu hút học viên mà không tốn kém quá nhiều chi phí. Họ cần hệ thống có khả năng quản lý nhiều loại đối tác liên kết như blogger, giáo viên, cựu sinh viên. Ví dụ, Kyna có thể triển khai các chiến dịch affiliate, không chỉ giúp thu hút học viên mà còn theo dõi hành vi học viên từ lúc quan tâm đến khi đăng ký khóa học.

Với sự phát triển nhanh chóng của Edtech, khả năng mở rộng dễ dàng và nhu cầu về affiliate marketing là rõ ràng, giúp ngành này trở thành một lĩnh vực rất triển vọng.

Và còn rất nhiều những ngành nghề khác có thể ứng dụng Partnership Marketing như game online, du lịch, viễn thông, bán lẻ, phẩm công nghệ,... Tất cả sẽ được đề cập đầy đủ trong bộ Report Partnership Marketing 2024 của Growstack

Dự đoán xu hướng phát triển Partnership Marketing tại Việt Nam

Tự động hóa hệ thống tiếp thị liên kết

Các nền tảng affiliate đang có xu hướng áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao khả năng theo dõi chiến dịch, dự đoán hành vi tương lai của người dùng và phát hiện gian lận giữa các publisher. Các nghiên cứu quốc tế cho thấy, thay vì kiểm tra thông tin trên hệ thống quản lý affiliate một cách thủ công, AI sẽ tự động hóa được các quy trình đó, tự động tổng hợp, phân tích dữ liệu khách hàng, giúp doanh nghiệp hiểu rõ được pain point của từng khách hàng là gì

Cá nhân hóa thông điệp quảng cáo dành cho các tệp khách hàng khác nhau

Như đề cập ở bên trên, khi doanh nghiệp hiểu rõ pain point của khách hàng, thì có thể thiết kế các nội dung quảng cáo tương ứng, từ đó tăng doanh thu hiệu quả. Các nghiên cứu quốc tế cho thấy AI cũng có thể tự viết được nội dung phù hợp với từng phân khúc khách hàng khác nhau và tự động điều chỉnh chiến lược quảng cáo, giúp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi qua kênh bán affiliate. AI có thể theo dõi người dùng và biết rằng khi nào nên gửi bài quảng cáo, khi nào nên viết thông điệp A hay thông điệp B.

Cá nhân hóa hỗ trợ, chăm sóc khách hàng và đối tác

Xu thế mới khi áp dụng AI là sử dụng Chatbot. Chatbot có thể học được từ các cuộc hội thoại trước đó giữa khách hàng và doanh nghiệp, để hiểu hơn về từng tệp khách hàng, sau đó hỗ trợ khách hàng thay vì việc doanh nghiệp phải tuyển thêm nhân sự chăm sóc khách hàng, giúp giảm tải công việc và cải thiện trải nghiệm người dùng trong các chiến dịch affiliate. Trên thế giới, Telegram đã và đang sử dụng Chatbot để hỗ trợ partnership marketing cho Amazon bằng cách cung cấp các gợi ý sản phẩm và tích hợp các liên kết affiliate.

Kết luận

Trên đây là một trong những nội dung được trích ra từ báo cáo nghiên cứu độc quyền từ Growstack. Để đọc đầy đủ nội dung, quý doanh nghiệp và người đọc có thể đăng ký nhận tài liệu độc quyền tại nút dưới đây. Mong rằng bộ tài liệu sẽ góp phần ứng dụng mạnh mẽ trong chiến lược kinh doanh, giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt trội.

Tải tài liệu miễn phí ngay

Bài viết mới nhất

KPI là gì? Những chỉ số KPI Affiliate Marketing bạn cần chú ý

20/12/2024

KPI là gì? Những chỉ số KPI Affiliate Marketing bạn cần chú ý

B2B là gì? Cách để bắt đầu một chương trình B2B Partnership

19/12/2024

B2B là gì? Cách để bắt đầu một chương trình B2B Partnership

Tăng trưởng traffic website TMĐT cho doanh nghiệp với chiến lược Affiliate Marketing

18/12/2024

Tăng trưởng traffic website TMĐT cho doanh nghiệp với chiến lược Affiliate Marketing

[Free webinar] Thương mại điện tử 2025 - Giải pháp tăng trưởng toàn diện cho doanh nghiệp Việt

17/12/2024

[Free webinar] Thương mại điện tử 2025 - Giải pháp tăng trưởng toàn diện cho doanh nghiệp Việt

2024 Wrapped: 40+ thống kê nổi bật về Affiliate Marketing

16/12/2024

2024 Wrapped: 40+ thống kê nổi bật về Affiliate Marketing

SaaS là gì? Cách xây dựng chương trình SaaS dành cho đối tác hiệu quả

16/12/2024

SaaS là gì? Cách xây dựng chương trình SaaS dành cho đối tác hiệu quả

[AM101] 6 cách thu hút và tìm kiếm Publisher cho mạng lưới Affiliate Marketing

13/12/2024

[AM101] 6 cách thu hút và tìm kiếm Publisher cho mạng lưới Affiliate Marketing

Tổng hợp 9+ mẫu kế hoạch Marketing mới nhất dành cho doanh nghiệp

13/12/2024

Tổng hợp 9+ mẫu kế hoạch Marketing mới nhất dành cho doanh nghiệp