Hướng dẫn 7 bước cách xây dựng chương trình Partnership Marketing
12/12/2024
Các đối tác Partnership Marketing có thể giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi tiếp cận và đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp không thể tự mình đạt được, đồng thời cũng mang lại giải pháp tối đa hóa lợi nhuận. Bài viết dưới đây Growstack sẽ cùng với doanh nghiệp tìm hiểu 7 bước cách để xây dựng chương trình Partnership Marketing.
Ai có thể trở thành một Partnership của doanh nghiệp?
Bất kỳ một bên đối tác thứ ba nào đồng ý phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp bạn cho một bên đối tượng mới và không trở thành nhân viên trực tiếp của công ty bạn đều có thể được coi là một đối tác kênh.
Các bên thứ ba này có thể là doanh nghiệp hoặc một cá nhân cụ thể nào đó.
Đôi khi ngay cả các chi nhánh cũng được phân loại là partner của doanh nghiệp vì họ tăng lượng phân phối cho doanh nghiệp bằng kênh riêng của họ. Các chi nhánh này đặt liên kết trang web của bạn trên blog hoặc các tài khoản mạng xã hội của họ.
Lợi ích của chương trình Partnership Marketing
Một chương trình Partnership Marketing thành công có thể là một cách hiệu quả để nâng cao nhận diện thương hiệu tại các thị trường mới, mở rộng tệp khách hàng và cuối cùng là tăng trưởng doanh thu.
Các Partner của doanh nghiệp có thể giúp thâm nhập vào các thị trưởng mà trước đây doanh nghiệp chưa từng được tiếp cận và có thể khó tiếp cận nếu chỉ dựa vào chính mình. Do đó các đối tác doanh nghiệp có thể thúc đẩy việc tạo khách hàng tiềm năng từ thị trường này, có thêm các khách hàng mới và tăng trưởng doanh số một cách nhanh chóng.
Ngay cả khi doanh nghiệp không đạt được sự tăng trưởng đáng kể thì các chương trình Partnership Marketing vẫn có thể giúp bạn tăng trưởng doanh thu và tìm kiếm nguồn khách hàng mới.
Đây cũng là một thứ ba đáng tin cậy giúp chứng thực cho sản phẩm và dịch vụ của bạn. Mọi người có xu hướng tin tưởng ý kiến của bên thứ ba về sản phẩm của bạn hơn là những thông điệp trực tiếp từ doanh nghiệp của bạn, ngay cả khi họ biết bên thứ ba đó là đối tác trực tiếp của bạn.
Đọc thêm: Partnership Marketing là gì? Lợi ích và cách thức hoạt động của Partnership Marketing
Chương trình Partnership Marketing có phù hợp với doanh nghiệp của bạn hay không?
Các chương trình Partnership Marketing có thể hoạt động tốt cho cả doanh nghiệp B2B và B2C, trên hầu hết mọi ngành nghề, bao gồm cả các nền tảng thương mại điện tử và SaaS. Tuy nhiên, các chương trình Partnership Marketing sẽ không phù hợp với mọi mô hình kinh doanh. Để đạt được hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp cần đáp ứng những tiêu chí sau trước khi bắt đầu tham gia một chương trình Partnership Marketing:
Doanh nghiệp đã được thành lập: Doanh nghiệp đã có những sản phẩm hoặc dịch vụ và chất lượng đã được thử nghiệm, kiểm tra bằng việc bán hàng trực tiếp. Doanh nghiệp cần có nhu cầu mong muốn phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trước khi cố gắng mở rộng phân phối.
Doanh nghiệp đã xác định được thị trường chính để tiếp cận với các đối tác: Để thành công nhất với các đối tác Partnership, bạn cần biết phương pháp nào hiệu quả nhất với quy trình bán hàng nội bộ của mình trước khi chia sẻ và hướng dẫn cho bên thứ ba về cách bán sản phẩm.
Doanh nghiệp có đủ nguồn lực để tăng trưởng nhiều hơn: Các chương trình Partnership Marketing có khả năng mang lại cho doanh nghiệp nhiều các khách hàng mới. Bạn cần đảm bảo thương hiệu của mình có thể theo kịp được sự tăng trưởng đó.
Cách xây dựng chương trình Partnership Marketing: 7 bước thiết yếu
Khi doanh nghiệp quyết định xây dựng chương trình đối tác kênh, có thể tham khảo các bước sau để có thể đạt được thành công:
Bước 1: Tìm kiếm đối tác phù hợp
Trước khi bắt đầu chương trình Partnership Marketing, bạn cần biết doanh nghiệp của mình mong muốn gì ở các đối tác và họ sẽ đem đến những lợi ích gì cho mình. Điều này giúp bạn lựa chọn và tuyển dụng đúng đối tác.
Đối tác không phải là nhân viên của doanh nghiệp, tuy nhiên họ vẫn đại diện cho thương hiệu của bạn ở một mức độ nào đó. Khi nghĩ đến việc tuyển chọn các đối tác kênh, hãy ưu tiên chất lượng hơn số lượng.
Trả lời những câu hỏi sau sẽ giúp bạn lựa chọn được các đối tác phù hợp:
1. Doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường nào?
2. Doanh nghiệp có mục tiêu gì cho chương trình partnership marketing của mình?
3. Doanh nghiệp muốn phân phối rộng đến mức nào?
4. Loại partnership marketing nào sẽ phù hợp với nhu cầu phân phối của doanh nghiệp bạn?
5. Doanh nghiệp muốn đối tác có phạm vi tiếp cận là bao nhiêu
6. Bạn muốn đối tác phân phối sản phẩm của bạn như thế nào? (website, chi nhánh, affiliate marketing,...)
7. Việc phân phối sản phẩm của doanh nghiệp có mang lại lợi ích cho đối tác tiềm năng của mình hay không?
8. Doanh nghiệp có đủ nguồn lực để đầu tư vào mối quan hệ đối tác này hay không?
Bước 2: Chủ động tiếp cận tới các đối tác tiềm năng
Giống như các chương trình tiếp thị liên kết, các chương trình Partnership Marketing cũng cần truyền thông tích cực để thành công. Nhưng vì các chương trình partnership này thường được tuyển chọn đối tác một cách kỹ lưỡng nên việc truyền thông này thường liên quan đến việc chủ động tiếp cận các đối tác tiềm năng. Nếu không các đối tác lý tưởng sẽ không biết về chương trình của bạn.
Sau khi đã tiếp cận được các đối tác tiềm năng lý tưởng, doanh nghiệp của bạn và các đối tác đó sẽ thảo luận về bất kỳ mục tiêu chung nào có liên quan. Hãy xác định rõ ràng những gì doanh nghiệp của bạn cũng như đối tác sẽ cung cấp cho nhau và những điều bạn không thể tự mình thực hiện được.
Đọc thêm: Giải pháp tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp nhờ Affiliate Marketing
Bước 3: Hình thành các thỏa thuận Partnership Marketing
Sau khi đã tìm kiếm và liên hệ với các đối tác kênh phù hợp, doanh nghiệp cần soạn thảo thảo luận đối tác kênh phù hợp để hai bên hiểu rõ những kỳ vọng trong sự hợp tác này.
Các thỏa thuận có thể bao gồm:
- Sơ lược các mục tiêu hợp tác chung, bao gồm cả thị trường mục tiêu
- Nêu rõ những nhiệm vụ của doanh nghiệp bạn trong sự hợp tác này
- Liệt kê những nguồn lực sẽ tham gia của cả 2 bên đối tác
- Đặt ra những điều khoản về cách đối tác của bạn có thể và không thể quảng cáo sản phẩm của bạn
- Các chiến lược thu hút đối tượng mục tiêu của bạn
- Chi tiết những ưu đãi được cung cấp
Thỏa thuận với đối tác kênh sẽ bảo vệ doanh nghiệp của bạn khỏi mọi hành động phi đạo đức mà bạn không muốn đối tác thực hiện. Thỏa thuận này cũng cho các đối tác biết bạn sẽ đồng ý cung cấp cho họ những gì để đổi lại quan hệ đối tác.
Thỏa thuận đối tác kênh sẽ yêu cầu cả hai bên chịu trách nhiệm. Các đối tác tiềm năng sẽ cần phải đọc, hiểu và ký thỏa thuận ràng buộc này trước khi kinh doanh với công ty của bạn.
Bước 4: Nắm rõ các số liệu được sử dụng để theo dõi kết quả của mối quan hệ đối tác
Làm sao để bạn có thể biết được mối quan hệ Partnership của mình có thành công hay không? Đặt ra và theo dõi các mục tiêu rõ ràng, đưa ra những chỉ số có thể đo lường được cho từng mối quan hệ đối tác
Tùy vào những mối quan hệ đối tác khác nhau mà sẽ có những mục tiêu khác nhau. Một số những chỉ số thông dụng mà doanh nghiệp có thể áp dụng như:
- Tạo ra doanh thu tối thiểu là X đối với chương trình Partnership Marketing này trong vòng một tháng, một quý hoặc một năm nhất định
- Có được ít nhất X khách hàng mới thông qua kênh Partnership Marketing này
- Có được ít nhất X khách hàng mới trong một khu vực địa lý nhất định trong tháng, quý, năm.
- Tăng lượng mua hàng từ một nhóm khách hàng cụ thể lên X%
- Tăng lượng mua hàng từ một kênh nhất định lên X%
Bước 5: Đảm bảo quá trình làm việc và giao tiếp diễn ra suôn sẻ
Để chương trình Partnership diễn ra suôn sẻ, doanh nghiệp cần xác định các nguồn lực để hỗ trợ các đối tác kênh. Các hình thức hỗ trợ này bao gồm các công việc như đào tạo, cung cấp công cụ và tài nguyên cần thiết để bán hàng thông qua kênh một cách thành công.
Khi bạn tiến hành tuyển chọn các đối tác để làm việc cùng, hãy thảo luận với các đối tác về thương hiệu và chi tiết về cách thức hợp tác. Tùy thuộc vào từng đối tác khác nhau mà chương trình đào tạo nên được tùy chỉnh sao cho phù hợp. Và hãy đảm bảo luôn luôn có sự kết nối với các đối tác trong trường hợp có bất kỳ các thắc mắc nào.
Đọc thêm: Tư vấn Chiến lược Affiliate Marketing: Cách nào để tăng doanh thu hiệu quả?
Bước 6: Cung cấp các hình thức khuyến khích cho các đối tác
Hãy đảm bảo rằng các đối tác của doanh nghiệp cảm thấy mình là một phần trong nhóm của bạn - chứ không phải “người ngoài” - để họ dành thời gian cho doanh nghiệp của bạn chứ không phải là các đối thủ cạnh tranh khác.
Trên thực tế, việc cung cấp các khuyến khích có thể giúp thúc đẩy doanh số và lợi nhuận của đối tác lên tới hơn 40%. Các khuyến khích của doanh nghiệp dành cho các bên đối tác có thể là một khoản hoa hồng nhất định, một tỷ lệ phần trăm dựa trên doanh số đạt được,...
Bước 7: Sử dụng phần mềm để quản lý các đối tác
Các dữ liệu liên quan đến việc kết hợp Partnership Marketing thường quá lớn để doanh nghiệp có thể thực hiện một cách thủ công - đặc biệt khi bạn làm việc với quá nhiều các đối tác khác nhau.
Lúc này các phần mềm quản lý sẽ giúp chương trình đối tác trở nên dễ dàng hơn nhiều. Các phần mềm sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tuyển dụng, đào tạo, theo dõi và quản lý các mối quan hệ đối tác.
Và nếu bạn đang quan tâm một hình thức kết hợp Partnership Marketing với mong muốn gia tăng doanh thu ở một lĩnh vực mới là Affiliate Marketing thì Growstack là một lựa chọn mà bạn có thể tham khảo
Growstack là thành viên thứ 2 trong hệ sinh thái công nghệ Marketing của Mosaic, là công ty công nghệ cung cấp giải pháp SaaS hàng đầu giúp các doanh nghiệp quản lý và tối ưu kênh Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) của mình một cách hiệu quả nhằm gia tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn đang mong muốn triển khai một kênh tiếp thị liên kết cho riêng mình mà chưa biết bắt đầu từ đâu và triển khai như thế nào thì Growstack sẽ giúp bạn làm điều đó. Liên hệ với Growstack để tìm kiếm giải pháp Affiliate Marketing cho sản phẩm của mình.
Kết luận
Để bắt đầu một chương trình Partnership Marketing, bạn cần đánh giá thật cẩn thận những gì bạn muốn đạt được thông qua quan hệ đối tác này và cách thức phân phối mà bạn muốn thực hiện. Trên đây là 7 bước giúp bạn có thể xây dựng được một chương trình Partnership Marketing một cách chi tiết nhất. Để tìm hiểu nhiều hơn các thông tin về Partnership Marketing và những kiến thức doanh nghiệp mới nhất thì bạn đừng quên ghé thăm Growstack thường xuyên nhé.