10 xu hướng marketing nổi bật năm 2025 theo Kantar

10 xu hướng marketing nổi bật năm 2025 theo Kantar

06/12/2024

2025 đang đến gần, hứa hẹn mở ra một chương mới với những biến đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực Marketing. Đây là thời điểm các nhà làm marketing cần nhanh chóng đổi mới để bắt kịp xu thế. Theo Marketing Trends 2025 của Kantar, báo cáo thường niên này đã tiết lộ loạt xu hướng nổi bật mà doanh nghiệp và thương hiệu không thể bỏ qua nếu muốn giữ vững lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh thị trường ngày càng khốc liệt. 

Video: Khi TV truyền thống và streaming kết hợp chinh phục người xem 

Xu hướng Marketing 2025: Streaming Video

Video tiếp tục là kênh quảng cáo hiệu quả nhất, nhưng cách khán giả tiếp cận nội dung đã thay đổi liên tục. Theo Kantar, 50% người xem dành phần lớn thời gian trên các nền tảng streaming như Netflix, YouTube và Disney+, trong khi TV truyền thống vẫn chiếm ưu thế về phạm vi tiếp cận rộng. 

Dù 8% marketer dự định giảm đầu tư vào TV, 55% lại gia tăng ngân sách cho video streaming. Điều này minh chứng cho xu hướng chuyển dịch sang nền tảng số, chỉ ra rằng tương lai không nằm ở việc chọn một kênh, mà là sự phối hợp cả hai. TV truyền thống đảm bảo độ phủ sóng, còn nền tảng streaming mang lại nội dung cá nhân hóa. Đây là chiến lược toàn diện giúp thương hiệu tối ưu hóa cả phạm vi tiếp cận lẫn sự tương tác. 

Mạng Xã Hội: Đừng nhạt nhòa, đã đến lúc tạo dấu ấn! 

Xu hướng Marketing 2025: Social Media

Không gian mạng xã hội đã dần bão hòa. Theo Kantar, tỷ lệ người dùng chú ý đến quảng cáo giảm từ 43% (2023) xuống còn 31% (2024), một phần do nội dung thiếu sáng tạo và quá tải thông tin, khiến người đọc trở nên nhàm chán với những tuyến nội dung tràn lan trên mạng xã hội.  

Để vượt qua thách thức này vào 2025, thương hiệu cần phá vỡ sự nhàm chán, tạo dấu ấn riêng vào mỗi nội dung đăng tải trên mạng xã hội. Các dữ liệu nghiên cứu cho thấy: 

- Gen Z yêu thích nội dung kết hợp âm nhạc. 

- Millennials chú trọng thông điệp cảm xúc, tính kết nối và đặc biệt là thông điệp về xã hội và sự đa dạng.  

- Gen X và Boomers phản ứng tích cực với tính hài hước. 

Điều này đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ cần cá nhân hóa thông điệp mà còn phải đầu tư vào ý tưởng sáng tạo, biến thương hiệu trở thành tâm điểm chú ý trên nền tảng mạng xã hội. Thay vì chỉ xuất hiện như một vị khách “qua đường”, hãy thật sáng tạo để trở thành tâm điểm của sự chú ý.  

Generative AI: Cú hích công nghệ hay con dao hai lưỡi? 

Xu hướng Marketing 2025: Generative AI

Generative AI (AI tạo sinh) đang là ngôi sao sáng trong ngành Marketing, mang đến những khả năng vượt trội như cá nhân hóa nội dung, tự động hóa quy trình sáng tạo, và tối ưu hiệu quả quảng cáo. Theo Kantar, 68% Marketer toàn cầu bày tỏ sự tích cực với AI, và 59% kỳ vọng áp dụng công nghệ này trong chiến dịch quảng cáo của mình. 

Dù tiềm năng là rất lớn, nhưng Generative AI cũng đối mặt với những hoài nghi đáng kể. 43% người tiêu dùng cho rằng các nội dung được tạo bởi AI thiếu tính chân thật, trong khi 44% marketer dễ dàng nhận ra dấu vết của AI trong quảng cáo, làm giảm đi sự kết nối cảm xúc mà khách hàng kỳ vọng từ thương hiệu. 

AI không nên được xem là công cụ thay thế hoàn toàn con người. Để tận dụng hiệu quả Generative AI, các thương hiệu cần: 

- Minh bạch trong cách sử dụng công nghệ. 

- Đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của dữ liệu đào tạo AI. 

- Kết hợp AI với khả năng sáng tạo của con người để giữ được sự chân thật và cảm xúc trong thông điệp truyền tải. 

Những thương hiệu thành công nhất trong tương lai sẽ là những thương hiệu biết dùng AI để khuếch đại sức sáng tạo, không làm mất đi giá trị nhân văn. 

Tính bền vững: Khi trách nhiệm trở thành lợi thế cạnh tranh 

Xu hướng Marketing 2025: Marketing bền vững

Tính bền vững đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu với thương hiệu trong thời đại mới. Theo Kantar, 93% người tiêu dùng mong muốn sống một cách bền vững hơn, và 94% marketer thừa nhận rằng mục tiêu bền vững của họ cần phải tham vọng hơn để đáp ứng kỳ vọng này. 

Nỗ lực bền vững đã góp phần mang lại 193 tỷ USD vào giá trị của 100 thương hiệu hàng đầu thế giới, chứng minh rằng sự bền vững không chỉ là trách nhiệm xã hội mà còn là lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, nhiều chiến dịch quảng cáo về bền vững vẫn chưa thành công trong việc tạo sự chú ý, bởi thiếu tính chân thật hoặc không gắn kết với nhu cầu thực tế của người tiêu dùng. 

Những thương hiệu như PepsiCo đã chứng minh rằng để thành công, bền vững phải là cốt lõi của chiến lược, thay vì chỉ là khẩu hiệu. Các sáng kiến bền vững nên được triển khai đồng bộ, từ quy trình sản xuất, sản phẩm, đến chiến dịch quảng bá. 

Cộng đồng sáng tạo: Hành trình từ kết nối đến lòng tin

Xu hướng Marketing 2025: Cộng đồng sáng tạo

Trong bối cảnh Marketing hiện đại, các nhà sáng tạo nội dung không chỉ đóng vai trò hỗ trợ mà đã trở thành cầu nối trực tiếp giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Theo Kantar, nền kinh tế sáng tạo dự kiến đạt giá trị 250 tỷ USD vào năm 2024 và có thể tăng lên 480 tỷ USD vào năm 2027, nhấn mạnh tầm quan trọng của các cộng đồng sáng tạo trong chiến lược tiếp thị. 

Sự hợp tác hiệu quả với các nhà sáng tạo không đơn giản là tận dụng lượng người theo dõi. Để xây dựng niềm tin bền vững, thương hiệu cần: 

- Tôn trọng cá tính riêng của nhà sáng tạo. 

- Phối hợp để tạo nội dung có giá trị cộng hưởng với cả hai bên. 

- Đặt trọng tâm vào việc xây dựng các mối quan hệ lâu dài với cộng đồng người hâm mộ của nhà sáng tạo. 

Hợp tác đúng cách không chỉ giúp thương hiệu truyền tải thông điệp một cách tự nhiên và hiệu quả mà còn làm sâu sắc thêm mối quan hệ với khách hàng, dựa trên nền tảng đồng cảm và chân thật. 

Đa dạng và hòa nhập: Chiến lược để dẫn đầu 

Xu hướng Marketing 2025: Đa dạng và hòa nhập

Tính đa dạng và hòa nhập đã vượt xa khái niệm trách nhiệm xã hội để trở thành chiến lược không thể thiếu trong việc tạo sự khác biệt. Theo Kantar, 8/10 người tiêu dùng toàn cầu cho biết họ bị ảnh hưởng bởi các nỗ lực hòa nhập của thương hiệu, với các nhóm Gen Z, Millennials, LGBTQ+, người khuyết tật và các cộng đồng thiểu số đặc biệt coi trọng điều này. 

Tại các nền kinh tế đang phát triển, tỷ lệ người tiêu dùng bị tác động bởi nỗ lực hòa nhập lên đến 89%, cao hơn so với các thị trường phát triển (71%), cho thấy tiềm năng lớn trong việc khai thác tính đa dạng ở các khu vực này. 

Để thực sự nổi bật, thương hiệu cần: 

- Thiết kế sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. 

- Xây dựng thông điệp phản ánh chính xác những giá trị mà thương hiệu cam kết. 

- Hành động một cách nhất quán để duy trì niềm tin từ khách hàng. 

Thay đổi nhân khẩu học: Cơ hội từ những thách thức 

Xu hướng Marketing 2025: Thay đổi nhân khẩu học

Tăng trưởng dân số toàn cầu đang giảm xuống mức thấp lịch sử, với tốc độ hiện tại dưới 1% mỗi năm, và dự báo sẽ còn giảm sâu hơn trong tương lai. Kết hôn muộn, sinh con ít, và quy mô hộ gia đình nhỏ hơn không chỉ thay đổi cấu trúc dân số mà còn tác động đến hành vi tiêu dùng. 

1. Thách thức: Các thương hiệu phải thích nghi với sự suy giảm ở nhiều thị trường, đặc biệt khi quy mô khách hàng mục tiêu bị thu hẹp. 

2. Cơ hội: Tổng số lượng hộ gia đình vẫn gia tăng do quy mô nhỏ hơn, tạo ra nhiều điểm chạm tiêu dùng. Các phân khúc như người độc thân hoặc người tiêu dùng cao cấp cũng đang nổi lên như nhóm có sức chi tiêu vượt trội. 

Chiến lược gợi ý 

1. Tập trung vào các thị trường ngách: Phát triển sản phẩm và dịch vụ phù hợp cho các phân khúc như người độc thân, gia đình nhỏ, hoặc người già. 

2. Khai thác các dịp tiêu dùng mới: Tạo ra các sản phẩm nhắm đến lối sống hiện đại, cá nhân hóa theo quy mô gia đình hoặc lứa tuổi. 

3. Định vị cao cấp: Nâng cấp sản phẩm để tiếp cận nhóm khách hàng có sức mua lớn, đặc biệt trong bối cảnh họ chi tiêu cho chất lượng thay vì số lượng. 

Đổi mới sản phẩm: Đột phá hay biến mất? 

Xu hướng Marketing 2025: Đổi mới sản phẩm

Trong thị trường ngày càng cạnh tranh, đổi mới sản phẩm là yếu tố sống còn để thương hiệu duy trì sự tồn tại và phát triển. Theo Kantar, các thương hiệu đổi mới táo bạo có thể đạt mức tăng trưởng gấp 2 lần so với những thương hiệu chỉ tập trung vào lĩnh vực quen thuộc. 

- Oreo mở rộng sang kem đã chứng minh khả năng làm mới thương hiệu thông qua các lĩnh vực liên quan. 

- Samsung với chuỗi cửa hàng tiện lợi đã tái định nghĩa vai trò của mình trong đời sống khách hàng. 

Những yếu tố để đổi mới thành công 

1. Khám phá nhu cầu chưa được đáp ứng: Không gian đổi mới không nhất thiết là lĩnh vực hoàn toàn mới mà có thể là sự nâng cấp hoặc tái định vị sản phẩm hiện có. 

2. Dữ liệu và nghiên cứu sâu sắc: Hiểu rõ thị trường, nhu cầu và hành vi của khách hàng giúp giảm rủi ro khi đổi mới. 

3. Kiên trì thử nghiệm: Đổi mới luôn đi kèm rủi ro, nhưng sự kiên nhẫn và sẵn sàng học hỏi từ thất bại là chìa khóa. 

9. Retail Media Networks: Kênh quảng cáo chiến lược mới 

Retail Media Networks (RMNs) là nền tảng quảng cáo do nhà bán lẻ xây dựng, dựa trên dữ liệu khách hàng thu thập từ các kênh như website, ứng dụng, hoặc tại cửa hàng. Sự phát triển của RMNs đánh dấu bước chuyển mình trong chiến lược quảng cáo, khi dữ liệu từ nhà bán lẻ không chỉ giúp cá nhân hóa nội dung mà còn tối ưu hóa hiệu quả đầu tư. 

1. Dữ liệu khách hàng chi tiết: RMNs cho phép các thương hiệu hiểu sâu hơn về hành vi mua sắm, từ đó thiết kế quảng cáo phù hợp. 

2. Cá nhân hóa cao: Dựa trên hành vi thực tế, thương hiệu có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng với thông điệp đúng thời điểm. 

3. Hiệu quả chi phí: Việc tận dụng dữ liệu bán lẻ giúp tối ưu hóa ngân sách quảng cáo, tránh lãng phí. 

Tuy nhiên để thực sự nắm bắt được hết tiềm năng của RMNs, tránh những rủi ro phát sinh, các thương hiệu cần:  

- Đảm bảo quyền riêng tư và tuân thủ quy định về bảo vệ dữ liệu người dùng. 

- Cần sự đồng bộ giữa thương hiệu và nhà bán lẻ để triển khai chiến lược hiệu quả. 

Livestreaming: Không chỉ là xu hướng mà là chiến lược dài hạn 

Xu hướng Marketing 2025: Livestreaming

Livestreaming đã vượt qua ranh giới của một trào lưu để trở thành công cụ marketing quan trọng. Đặc biệt tại Trung Quốc, nền tảng như Taobao LiveDouyin dẫn đầu xu hướng, dự kiến doanh thu từ livestreaming sẽ chiếm 20% tổng doanh thu bán lẻ vào năm 2026. 

- Tăng ý định mua hàng ngay lập tức: Livestreaming tạo động lực mua sắm nhờ tính tương tác trực tiếp. 

- Kể câu chuyện thương hiệu: Các KOLs và người dẫn chương trình không chỉ giới thiệu sản phẩm mà còn gắn kết thương hiệu với khách hàng qua câu chuyện chân thật. 

- Mở rộng danh mục sản phẩm: Không chỉ phù hợp với ngành hàng tiêu dùng nhanh, livestreaming còn hiệu quả trong các lĩnh vực như thời trang cao cấp hay xe hơi. 

Không phải cứ áp dụng Livestreaming là sẽ thành công. Thương hiệu muốn tận dụng được tiềm năng của công cụ đang phát triển này, cần có công thức và chiến lược phù hợp:  

- Lựa chọn đối tác livestream phù hợp: Người dẫn cần có sức ảnh hưởng và phù hợp với giá trị thương hiệu. 

- Kể chuyện hấp dẫn: Nội dung cần tạo sự gắn kết và cảm hứng để tăng cường giá trị thương hiệu. 

Trong bối cảnh thị trường không ngừng biến động, việc nắm bắt các xu hướng Marketing mới nhất không chỉ giúp doanh nghiệp thích nghi mà còn tạo ra những cơ hội bứt phá. Những xu hướng được Kantar dự báo cho năm 2025 là lời nhắc nhở rõ ràng rằng sự đổi mới và linh hoạt chính là chìa khóa dẫn đến thành công. Để duy trì vị thế cạnh tranh, giờ đây chính là lúc doanh nghiệp cần hành động, áp dụng chiến lược sáng tạo và đặt khách hàng làm trọng tâm trong mọi quyết định.

Growstack là thành viên thứ 2 trong hệ sinh thái công nghệ Marketing của Mosaic, là công ty công nghệ cung cấp giải pháp SaaS hàng đầu giúp các doanh nghiệp quản lý và tối ưu kênh Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) của mình một cách hiệu quả nhằm gia tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn đang mong muốn triển khai một kênh tiếp thị liên kết cho riêng mình mà chưa biết bắt đầu từ đâu và triển khai như thế nào thì Growstack sẽ giúp bạn làm điều đó. Liên hệ với Growstack để tìm kiếm giải pháp Affiliate Marketing cho sản phẩm của mình.

 

Liên hệ đội ngũ chuyên gia Growstack

 

Đọc thêm:

Dự báo quy mô thị trường Thương mại Điện tử thời trang tại Việt Nam trong năm 2028

 

FREE] Phát hành Report “Partnership Marketing toàn diện - Từ tiềm năng đến hiệu quả thực tế”

Báo cáo chuyên ngành: Affiliate Marketing trong ngành Thương mại Điện tử

 

Bài viết mới nhất

KPI là gì? Những chỉ số KPI Affiliate Marketing bạn cần chú ý

20/12/2024

KPI là gì? Những chỉ số KPI Affiliate Marketing bạn cần chú ý

B2B là gì? Cách để bắt đầu một chương trình B2B Partnership

19/12/2024

B2B là gì? Cách để bắt đầu một chương trình B2B Partnership

Tăng trưởng traffic website TMĐT cho doanh nghiệp với chiến lược Affiliate Marketing

18/12/2024

Tăng trưởng traffic website TMĐT cho doanh nghiệp với chiến lược Affiliate Marketing

[Free webinar] Thương mại điện tử 2025 - Giải pháp tăng trưởng toàn diện cho doanh nghiệp Việt

17/12/2024

[Free webinar] Thương mại điện tử 2025 - Giải pháp tăng trưởng toàn diện cho doanh nghiệp Việt

2024 Wrapped: 40+ thống kê nổi bật về Affiliate Marketing

16/12/2024

2024 Wrapped: 40+ thống kê nổi bật về Affiliate Marketing

SaaS là gì? Cách xây dựng chương trình SaaS dành cho đối tác hiệu quả

16/12/2024

SaaS là gì? Cách xây dựng chương trình SaaS dành cho đối tác hiệu quả

[AM101] 6 cách thu hút và tìm kiếm Publisher cho mạng lưới Affiliate Marketing

13/12/2024

[AM101] 6 cách thu hút và tìm kiếm Publisher cho mạng lưới Affiliate Marketing

Tổng hợp 9+ mẫu kế hoạch Marketing mới nhất dành cho doanh nghiệp

13/12/2024

Tổng hợp 9+ mẫu kế hoạch Marketing mới nhất dành cho doanh nghiệp